Vai trò của không gian bếp trong đời sống gia đình Việt Nam

Ngày 15/07 vừa qua, ông Nguyễn Văn Bình – CEO của Công ty TNHH Bsmart thương hiệu bếp hàng đầu  về tủ bếp, đã có buổi trò chuyện với phóng viên của chương trình “Cẩm Nang Gia Đình Hạnh Phúc – FM Gia Đình” xoay quanh vai trò của không gian bếp trong đời sống gia đình Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Bình – CEO của Công ty Bsmart, thương hiệu tủ bếp hàng đầu (bên trái)

Phóng viên FM: Ông đánh giá như thế nào về mối quan tâm của người tiêu dùng đến không gian bếp của gia đình hiện nay?

Ông Nguyễn Văn Bình:  Có 1 điều rất đáng mừng, chỉ trong  1-2 năm trở lại đây, người tiêu dùng Việt Nam đã bắt đầu chú ý đến không gian bếp của mình và đặt nó vào một vị trí thực sự quan trọng khi xây nhà.  Ở các nước Châu Âu và các nước phát triển, không gian bếp được đánh giá thậm chí cao hơn cả phòng khách bởi vì đó là hơi thở, là chất lượng sống của mỗi gia đình, của mỗi con người. Đồng thời không gian bếp còn góp phần thể hiện cái đẳng cấp của mỗi chủ nhân.

Là một chuyên gia trong lĩnh vực tủ bếp và nội thất gia đình, ông Nguyễn Văn Bình đã có những chia sẻ về xu hướng bếp tại Việt Nam hiện nay

Phóng viên FM: Trong xã hội xưa,  nhà bếp chỉ được coi là xó bếp, là nhà dưới, nghĩa là một phần rất phụ của ngôi nhà và đương nhiên không được coi trọng và bây giờ dường như xu hướng lại ngược lại phải không thưa ông Bình?

Ông Nguyễn Văn Bình: Rất chính xác! Việc coi nhà bếp chỉ là xó bếp thể hiện tư duy lạc hậu của con người . Ngày xưa,  nhu cầu của chúng ta chỉ dừng lại ở “Ăn no- Mặc ấm” còn ngày nay nhu cầu đã phát triển hơn ở “Ăn ngon- Mặc đẹp”. Không gian bếp bây giờ càng có vai trò quan trọng hơn vì đó là linh hồn và trái tim của ngôi nhà vì hiện nay có xu hướng đem không gian bếp vào phòng khách. Có đến 80-90% các thiết kế của các căn penthouse, của những chung cư cao cấp, hoặc những căn biệt thự, lâu đài sắp xếp phòng khách và phòng bếp thông nhau.  Khi chủ nhân tiếp khách tại bộ sofa sang trọng trong phòng khách vẫn có thể chiêm ngưỡng và “khoe” người vợ đang nấu ăn trong không gian bếp hòa quyện.

Thứ nữa, ngày trước chúng ta không đặt đúng vai trò của phòng bếp. Người nấu ăn không muốn nấu và ngại vào bếp vì bước vào bếp với toàn những khói, mùi và nóng thì còn đâu là niềm đam mê, còn đâu là những sáng tạo để nấu ra một món ăn ngon nữa. Còn bây giờ đã hoàn toàn khác, các chị em hoàn toàn thoải mái và yêu thích căn bếp của mình, từ đó cảm xúc nấu ăn mới được truyền vào để có những món ăn ngon.

Phóng viên FM: Vậy theo đánh giá của ông, một chuyên gia trong lĩnh vực này thì xu hướng hiện nay hướng đến một không gian bếp như thế nào là hiện đại?

Ông Nguyễn Văn Bình: Tính hiện đại và ứng dụng công nghệ áp dụng vào không gian bếp hiện này được mọi người quan tâm nhất.  Cũng tương tự như thời trang! Có thể là theo 1,2 năm hiện nay, xu hướng chuộng  gu màu này, tông màu này nhưng có thể 2,3 năm sau nữa thì chuyển sang chất liệu khác, cái gu khác. Đặc biệt, công nghệ hiện này được thể hiện rõ rệt và sắc nét trong mỗi không gian bếp.VD: Ngày xưa, các chị em không muốn vào bếp bởi vì nóng, khói, bẩn thì bây giờ mọi thứ đã trở nên đơn giản hơn nhờ công nghệ hiện đại: bếp từ triệt tiêu vấn đề về nhiệt, trong bếp vẫn có thể dùng điều hòa một cách bình thường; mùi thức ăn được xử lý bởi khử mùi, hút khói để cho cảm giác người ta thoải mái nhất trong không gian bếp của mình.

Phóng viên FM: Tính chất tiện dụng của một căn bếp được coi trọng ở mức độ như thế nào? Ông có đánh giá ra sao về vấn đề đưa tiêu chí tiện dụng vào không gian bếp cho các gia đình hay không?

Ông Nguyễn Văn Bình: Có một thực tế ở Việt Nam rằng, đến 95% những người thiết kế bếp chưa bao giờ nấu ăn hoặc rất ít khi vào bếp thì thực sự không thể đưa ra một không gian bếp tiện dụng được. Muốn vậy, người thiết kế và bố trí không gian bếp đó phải thực sự là một người nấu ăn, đặt trên cương vị của một người nấu ăn. Tính tiện dụng được thể hiện ở việc bố trí đầy đủ công năng và đảm bảo sự thuận cho người sử dụng. Ai cũng biết được mỗi căn bếp cần đảm bảo đủ công năng bảo quản/dữ trữ, công năng sơ chế, công năng nấu nướng nhưng một người thiết kế giỏi là người biết sắp xếp ba công năng đó một cách thông minh nhất.