Những điều cấm kỵ trong phong thủy nhà bếp mà ai cũng nên biết

Theo phong thủy nhà ở, nhà bếp là trái tim của cả căn nhà, nơi khởi tạo ra nguồn năng lượng hỏa, có thể tiêu diệt các năng lượng tiêu cực. Tuy nhiên, nếu không đặt bếp đúng vị trí phù hợp với phong thủy chung của ngôi nhà, thì năng lượng, sinh khí cũng như vượng khí của ngôi nhà sẽ bị phá hủy. Chính vì vậy,  gia chủ cần phải đặc biệt lưu ý đến một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến bố cục phong thủy bếp để lưu giữ tài vận cho gia đình.

Những chất liệu và vật dụng kiêng kỵ trong phong thủy bếp

Theo quan niệm Ngũ hành, phong thủy nhà bếp thuộc Ngũ hành Hỏa. Đặc điểm của Hỏa là mang lại năng lượng tích cực, tiêu biểu như ánh sáng, hạnh phúc hoặc cảm xúc mạnh mẽ, sự bùng nổ và bạo tàn. Mặt trái của Hỏa là tượng trưng cho tính gây hấn và chiến tranh. Chính vì thế, nếu bếp mang tính Hỏa quá mạnh sẽ có ảnh hưởng không tốt đến hòa khí gia đình.

Không ít người ưa thích việc trang trí bếp bằng tranh ảnh, cây cối, nội thất bằng gỗ… Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy, việc này có thể làm tăng ngũ hành Hỏa quá mức, vô tình tạo điều kiện cho các cuộc cãi vả, sứt mẻ tình cảm, rạn nút mối quan hệ trong gia đình.  Theo mối quan hệ tương sinh trong Ngũ hành, Hỏa được sinh ra do Mộc. Hãy nhớ kỹ câu này: “Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ”, không nên sử dụng quá nhiều vật dụng, nội thất bếp có chất liệu gỗ để làm tăng tính Hỏa. Thay vào đó, gia chủ nên sử dụng thêm nhiều loại vật liệu khác nhau để vượng hòa khí, kìm hãm sự bộc phát của Hỏa.

Mặt khác, theo mối quan hệ tương khắc trong Ngũ hành, Hỏa còn khắc Thủy: “Thủy Hỏa bất tương dung”. Vậy nên các vật dụng liên quan đến “nước” như bồn rửa, tủ lạnh, máy giặt cũng cần phải sắp xếp sao cho phù hợp. Cụ thể, bếp không nên bị kẹp giữa các vật dụng này, quanh bếp không nên xây đường nước, cống, rãnh…

Hướng đặt nhà bếp theo phong thủy bếp

Theo “Bát trạch minh kính” – bộ sách cổ rất nổi tiếng về phong thủy: “bếp đặt lên mệnh Mộc hướng dữ thì lành, đặt lên mệnh Mộc hướng lành thì dữ”. Ngoài ra, theo một số quan niệm phong thủy xưa, thì phong thủy nhà bếp nên được đặt ở vị trí “tọa hung, hướng cát”, nghĩa là đặt bếp ở hướng dữ nhìn về hướng lành là tốt. Như đã nói ở trên, nhà bếp thuộc Hỏa, nên nếu đặt bếp ở hướng “hung” sẽ có tác dụng trấn áp năng lương tiêu cực, mang sinh khí đến cho ngôi nhà, đúng như ý lâu nay dân gian ta thường nói: “gặp dữ hóa lành”.

Hỏa khí từ nhà bếp có thể áp chế những luồng khí không tốt đến từ bên ngoài, đồng thời cũng có tác dụng điều hòa những luồng khí tốt nhằm cải thiện khí vận toàn căn nhà một cách hiệu quả. Theo thuyết phong thủy nhà ở, Hỏa khí có thể xua tan mọi thứ xấu và chỉ để lại những điều tốt đẹp.

Trong các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, hướng Đông là hướng tốt nhất cho phong thủy bếp. Bên cạnh đó, còn có các hướng như Đông Bắc, hướng Nam và chính Tây. Các hướng ngoảnh lưng lại với hướng chính căn nhà được xem là hướng tối kỵ để đặt bếp.

Ngoài ra, có một điều gia chủ cũng cần phải lưu ý để không áp dụng hướng bếp một cách máy móc:

Cửa phòng bếp phụ thuộc vào cửa chính của căn nhà (ví dụ như Đông cục hay Tây cục), do đó cửa nhà hướng nào thì đặt cửa bếp hướng nấy.

Hướng bếp là hướng lưng người nấu, người nấu sẽ quay lưng về hướng nào thì đó chính là hướng bếp. Người Đông mệnh thì bếp thuộc Đông hướng, người Tây mệnh thì bếp phải thuộc Tây hướng. Nếu làm ngược lại, người nấu sẽ hứng chịu sự xung khắc, dễ gặp bệnh tật, đau yếu…

Ánh sáng theo phong thủy bếp

Luận về ánh sáng, trong phong thủy, ánh sáng kết nối con người vào các nguồn năng lượng. Ánh sáng cho phòng bếp nói riêng cũng như ánh sáng ngôi nhà nói chung đều có hai loại chính là ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo.

Ánh sáng tự nhiên là kết quả của việc thiết kế và bố trí hướng nhà bếp. Hướng Đông và hướng Tây là những hướng có nhiều ánh sáng. Tuy nhiên, hướng Tây như đã chia sẻ là không thích hợp bố trí bếp với luồn ánh sáng gay gắt.

Khu vực bếp thường được thiết kế không có nhiều cửa sổ nên ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài vào cũng hạn chế. Để tăng ánh sáng, gia chủ có thể thiết kế thêm “giếng trời” hoặc dùng các thiết bị tôn sáng như kính, kim loại…

Có hai điều quan trọng nhất cho một nhà bếp đẹp và tốt đó là không gian và ánh sáng. Tận dụng ánh sáng tự nhiên là điều tốt nhất, tuy nhiên nếu không được hãy lựa chọn các nguồn ánh sáng nhân tạo cho phù hợp và phải lưu ý đến một số vấn đề như:

Tránh sử dụng ánh đèn mờ từ các bóng đèn màu, điều này sẽ gây khó chịu cho mắt trong quá trình nấu nướng.

Tránh dùng ánh sáng màu vàng, bởi vì màu vàng sẽ gợi cảm giác buồn ngủ khiến không khí khi nấu nướng sẽ trở nên nặng nề, mệt mỏi hơn.

Khu vực bếp vốn dĩ thiếu sự sống (nấu đồ sống thành đồ chính), gia chủ nên dùng ánh sáng có màu trắng để tăng sức sống cho bếp.

Việc sử dụng các bóng đèn huỳnh quang không tốt bằng việc sử dụng các bóng đèn tròn hoặc đèn chùm. Ánh sáng từ đèn chùm sẽ sáng và rõ ràng hơn, không bị lóa mắt.

Đi kèm với các loại đèn là dụng cụ để điều chỉnh mức độ sáng tối, việc này không những cho căn phòng ánh sáng phù hợp mà còn tiết kiệm tối đa được điện năng sử dụng.

Nếu căn bếp có cửa sổ quay về hướng Bắc sẽ nhận được nhiều ánh sáng từ mặt trời, do đó không nên bố trí thêm đèn để tránh tạo xung đột ánh sáng khiến không gian thêm căng thẳng.

Xem thêm về 3 phong cách thiết kế phòng ngủ tại đây!

—–

𝑩𝒔𝒎𝒂𝒓𝒕 – 𝑺𝒎𝒂𝒓𝒕 𝒊𝒏 𝒅𝒆𝒕𝒂𝒊𝒍𝒔

Hotline: 093 422 1222 (HN) / 091 253 7997 (HCM)

Website: https://bsmart.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/bsmart.vn

Showroom address:

Hanoi: 230A Hoang Ngan – Trung Hoa – Cau Giay – Hanoi

HCM: 67 Nguyen Co Thach, An Loi Dong Ward, District 2, HCM

#BSmartdesignvn #noithatBSmart #BSmartconcept #BSmartkitchen #tubephiendai #tubepthongminh #tubepsangtrong #tubepcaocap